Quỹ đạo và phân loại 594913 ꞌAylóꞌchaxnim

Quỹ đạo ꞌAylóꞌchaxnim, nhìn từ mặt phẳng hoàng đạo

Tại thời điểm công bố (4/1/2020), ꞌAylóꞌchaxnim là tiểu hành tinh duy nhất có quỹ đạo nằm hoàn toàn phía trong quỹ đạo Sao Kim (không tính Sao Thủy vì là hành tinh chứ không phải tiểu hành tinh), với viễn điểm quỹ đạo xấp xỉ 0,654 đơn vị thiên văn (AU),[3] nhỏ nhất trong tất cả các tiểu hành tinh đã quan sát thấy tính đến 15/1/2020. Trong khi đó, cận điểm quỹ đạo của Sao Kim là 0,718 AU,[2] quỹ đạo của ꞌAylóꞌchaxnim nằm hoàn toàn phía trong quỹ đạo của Sao Kim và do đó, cũng nằm hoàn toàn phía trong quỹ đạo Trái Đất.[3] Khác với các tiểu hành tinh Atira khác đã được biết đến, ꞌAylóꞌchaxnim là tiểu hành tinh đầu tiên được ghi nhận là có điểm xa nhất của quỹ đạo gần Mặt Trời hơn điểm cận nhật của Sao Kim. Bản thân tên gọi AV được hình thành từ tên gọi Atira và Venus (Sao Kim).[2][11] ꞌAylóꞌchaxnim cũng được liệt kê vào thể loại vật thể gần Trái Đất thuộc phân lớp tiểu hành tinh Atira với khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu của tiểu hành tinh với Trái Đất là 0,346 AU.[3]

Do vòng cung quan sát ꞌAylóꞌchaxnim ngắn, các thông số quỹ đạo của nó không đảm bảo chắc chắn.[3][4] Chu kỳ vòng quay quanh Mặt Trời của nó khoảng 151 ngày (0,41 năm), với bán trục chính 0,5553 AU.[4] ꞌAylóꞌchaxnim có quỹ đạo gần giống với 2019 LF6 là tiểu hành tinh có quỹ đạo và chu kỳ nhỏ nhất trong số các tiểu hành tinh đã biết, với bán trục chính 0,55528.[7][9][lower-alpha 3] Vào thời điểm mới khám phá, ꞌAylóꞌchaxnim được ghi nhận là tiểu hành tinh có bán trục chính nhỏ nhất.[1] Độ lệch tâm quỹ đạo của ꞌAylóꞌchaxnim vừa phải, với điểm cận nhật 0,46 AU trong khi của Sao Thủy là 0,467 AU.[2][3] Độ nghiêng quỹ đạo của ꞌAylóꞌchaxnim là khoảng 15,9° so với mặt phẳng hoàng đạo.[3][8] Khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu của tiểu hành tinh từ Sao Thủy và Sao Kim lần lượt là khoảng 0,065 AU (9,7×10^6 km) và 0,079 AU (11,8×10^6 km).[4]

Động lực học quỹ đạo

Hầu hết các tiểu hành tinh gần Trái Đất trong khu vực Vatira có khả năng có quỹ đạo ngắn, không ổn định do nhiễu loạn hấp dẫn thường xuyên của Sao KimSao Thủy,[2] vòng đời trung bình khoảng vài trăm nghìn năm.[2] Quỹ đạo của các tiểu hành tinh Vatira phải chịu sự cộng hưởng của Kozai, trong đó quỹ đạo của chúng dao động theo khoảng cách, định hướng và độ lệch tâm trong vài triệu năm, do đó, các tiểu hành tinh Vatira có thể trở thành các tiểu hành tinh lớp Atira và ngược lại theo thời gian.[13] Mặc dù cộng hưởng Kozai thường phá vỡ quỹ đạo của các tiểu hành tinh Vatira mới gia nhập, nhưng quỹ đạo của một số tiểu hành tinh Vatira không bị xáo trộn cũng có thể trở nên ổn định.[14] Các tiểu hành tinh Vatira ổn định cuối cùng có thể va chạm với Sao Kim hoặc quỹ đạo phát triển thành một sao chổi di chuyển về phía Mặt Trời.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 594913 ꞌAylóꞌchaxnim http://www.physics.sfasu.edu/astro/asteroids/sizem... http://neo.jpl.nasa.gov/neo/groups.html http://www.minorplanetcenter.net/db_search/show_ob... http://www.arxiv.org/abs/1912.06109 //doi.org/10.1016%2Fj.icarus.2011.11.010 //doi.org/10.3847%2F2515-5172%2Fab346c https://www.foxnews.com/science/newly-discovered-a... https://newton.spacedys.com/neodys/index.php?n=202... https://newton.spacedys.com/neodys/index.php?n=202... https://newton.spacedys.com/neodys/index.php?n=202...